Bánh gai đặc sản ở đâu? Tìm hiểu cách làm bánh gai ngon đúng điệu

Bánh gai là món ăn xuất hiện ở làng quê Việt Nam với màu sắc đi kèm với hương vị đặc trưng. Bánh gai được chọn làm món quà sáng, chọn làm món quà biếu hay món quà dâng lên tổ tiên mỗi dịp đi xa. Vậy bánh gai đặc sản ở đâu mà lại có sức lan tỏa mạnh mẽ đến như vạy. Cùng Đặc sản Việt Nam đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Bánh gai đặc sản ở đâu? Bánh gai có gì đặc biệt

Bánh gai là món bánh ngọt truyền thống xuất hiện phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bánh gai trở thành biểu tượng, đặc sản của các đại phương tại Bắc Bộ như: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa,… Đây là các địa phương có nền nông nghiệp lúa nước phát triển nên không quá ngạc nhiên khi những chiếc bánh gai thơm ngon được làm từ bột gạo trắng trong. Bánh gai nổi bật với vỏ bánh màu đen và phân nhân bên trong làm bằng đỗ xanh.

Nhiều du khách lần đầu thưởng thức bánh gai khá e dè vì vỏ bánh có màu đen không đẹp mắt. Tuy nhiên chính màu đen từ lá gai đã mang đến nét đặc trưng trong hương vị món ăn. Chiếc bánh hình vuông với hương thơm từ lá gai, béo ngậy của thịt mỡ, bùi bùi của đậu xanh và dừa tươi. Sự hòa quyện tuyệt vời từ những nguyên liệu thiên nhiên của đất trời tạo nên sự hoàn hảo.

Bánh gai đặc sản ở đâu đều có sức hấp dẫn du khách
Bánh gai đặc sản ở đâu đều có sức hấp dẫn du khách

Người dân địa phương sử dụng bánh làm món quà sáng hoặc món quà ý nghĩa dâng lên Tổ Tiên. Mặc dù bánh gai xuất hiện tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhưng mỗi địa phương lại tạo nên hương vị bánh khác nhau. Sự khác biệt xuất phát từ phần nhân bánh và cả nguyên liệu lá chuối bọc vỏ bánh bên ngoài. Sự kết tinh hoàn hảo giữa nguyên liệu trong tự nhiên mang đến điểm thu hút của món bánh gai.

Xem thêm bài viết khác:

Cách tạo nên chiếc bánh gai thơm ngon, chất lượng

Những chiếc bánh gai có hình dáng ấn tượng là sự kết hợp tuyệt vời giữa các loại nguyên liệu với nhau. Mỗi địa phương đều có bí quyết tạo nên chiếc bánh gai hấp dẫn thể hiện thương hiệu của địa phương. Bỏ qua việc bánh gai đặc sản ở đâu, về vơ bản bánh gai được làm từ lá gai, đậu xanh và bột gạo nếp.

Quá trình để tạo nên chiếc bánh gai thơm ngon đòi hỏi người thợ làm bánh cẩn trọng từ khâu chọn nguyên liệu đến khi chế biến. Để tạo nên chiếc bánh gai hấp dẫn du khách có thể thể khám phá bước thực hiện dưới đây:

Lá gai tạo màu và phần nhân đậu xanh cho bánh
Lá gai tạo màu cho banh và đậu xanh cùng dừa nạo chuẩn bị cho nhân bánh

– Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Vỏ bánh: bột gạo nếp, lá gai khô hoặc bột lá gai
  • Nhân bánh: đường, đậu xanh, vừng rang, dừa nạo, mỡ gáy heo, nước hoa bưởi
  • Lá chuối, lạt tre

– Cách làm bánh gai đúng cách

  • Lá gai khô ngâm nước từ 1 – 2 tiếng sau đó rửa sạch rồi đem đi luộc chín. Sau khi luộc đem lá gai ra rửa sạch rồi tiếp tục cho vào nồi luộc tiếp. Khi lá gai đã được luộc 2 lần thì vớt lá gai ra vắt sạch nước rồi giã nhuyễn.
  • Cho phần bột gạo, đường và hỗn hợp lá gai giã nhuyễn vào đảo cùng. Tiếp đó cho phần hỗn hợp trên vào cối đá giã nhuyễn đến khi bột mịn.
  • Phần nhân bánh chỉ cần đem đỗ xanh đi hấp chín rồi giã nhuyễn cùng với đường. Tiếp đó trộn đậu xanh với mỡ lợn đã luộc qua cùng dừa nạo
  • Phết lớp dầu ăn mỏng trên tay sau đó lấy phần vỏ bánh đã chuẩn bị trước đó dàn đều vỏ bánh ra rồi cho nhân bánh vào giữa gói kín.
  • Trải 2 miếng lá chuối đè lên hình chữ thập, thoa 1 lớp dầu ăn mỏng vào bề mặt tiếp xúc trực tiếp với bánh để không bị dính.
  • Dùng tay nhẹ nhàng ép bánh xuống sau đó dùng lạt buộc bánh thật chặt.
Cần gói bánh gai khéo léo để phần nhân bánh không hở ra ngoài
Cần gói bánh gai khéo léo để phần nhân bánh không hở ra ngoài

– Hấp chín bánh gai

bánh gai đặc sản ở đâu thì sau khi gói xong bánh cần đem bánh đi hấp chín. Công đoạn này người thợ chỉ cần xếp bánh đã gói vào xửng hấp. Tiếp đó  đổ nước 2/3 nồi rồi tiến hành hấp bánh trong thời gian 30 – 35 phút rồi vớt bánh ra để nguội.

Top 4 địa phương làm bánh gai ngon có tiếng

Bánh gai được làm từ bột nếp – nguyên liệu gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy để giúp khách hàng tìm ra đáp án câu hỏi bánh gai đặc sản ở đâu, hãy cùng chúng tôi điểm qua 4 địa phương có món bánh gai thơm ngon nức tiếng

Bánh gai Đại Đồng – Đặc sản Thái Bình

Bánh gai Đại Đồng là món ăn có lịch sự gần 400 trăm nằm. Nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh gai Đại Đồng là  những nguyên liệu hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên. Vỏ bánh được làm từ lá gai được người dân trồng trực tiếp tại địa phương. Phần nhân bánh gồm nguyên liệu cơ bản như đỗ xanh, dừa nạo, mỡ heo, đường kính,… được pha trộn theo tỷ lệ cân bằng.

Bánh gai Đại Đồng - món ăn bình dân của người Thái Bình
Bánh gai Đại Đồng – món ăn bình dân của người Thái Bình

Phần nhân bánh gai Đại Đồng có thể lạc lột vỏ điều này giúp bánh có vị bùi, béo ngậy khi ăn. Người dân và du khách có thể chọn mua bánh gai Đại Đồng về làm quà tặng, quà biếu người thân. Để sở hữu chiếc bánh gai thơm ngon và quan sát quá trình làm bánh bạn có thể ghé làng Đại Đồng để tìm hiểu nhé. Hiện nay giá bán bánh gai dao động trong khoảng từ 5000 – 10000đồng/cái dựa trên số lượng khách hàng mua.

Bánh gai Ninh Giang – Đặc sản Hải Dương

Để nhắc đến bánh gai đặc sản ở đâu thì không thể thiếu bánh gai Ninh Giang. Làng nghề làm bánh gai tại Ninh Giang có tuổi thọ lên đến 700 tuổi. Ban đầu bánh gai có hình tròn, không có lá bọc bên ngoài. Sau này do nhu cầu vận chuyển mà người dân đã bọc lá cẩn thận nhiều lớp nhằm đảm bảo chất lượng của bánh gai.

Bánh gai Hải Dương với phần nhân bánh là sự hòa quyện hương vị tuyệt vời
Bánh gai Hải Dương với phần nhân bánh là sự hòa quyện hương vị tuyệt vời

Bánh gai Hải Dương ghi điểm với khách hàng nhờ phần vỏ bánh được làm bột nếp trộn cùng lá gai giã nát, mật mía đun nóng. Nhân bánh gai Hải Dương đặc biệt hơn bởi được làm từ đỗ xanh, mỡ heo, dừa, mứt sen, mứt bí, đường, dầu chuối. Khi thưởng thức các nguyên liệu hòa quyện nhẹ nhàng với nhau mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bánh gai bà Thanh Tới là địa chỉ cung cấp bánh gai chất lượng tại Hải Dương

Bánh gai Bà Thi – Đặc sản Nam Định

Bánh gai Bà Thi là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc bánh gai đặc sản ở đâu. Đây là thương hiệu bánh thân thuộc của người dân Nam Định vì cách làm bánh được Bà Thi mang từ Nam ra Bắc sau năm 1978. Chính cách chế biến đặc biệt và khâu chọn nguyên liệu cẩn thận đã mang đến món bánh gai bà Thi – đại diện cho ẩm thức Nam Định.

Bánh gai Bà Thi là sự hòa quyện giữa mùi thơm của nếp và vị ngọt béo của nhân bánh
Bánh gai Bà Thi là sự hòa quyện giữa mùi thơm của nếp và vị ngọt béo của nhân bánh

Vỏ bánh gai được làm từ gạo nếp hương hoặc nếp tháng 3 sau đó trộn cùng với lá gai, đường mía. Nhân bánh làm từ đậu xanh, dừa nạo, mỡ heo, hạt sen, vừng rang chín. Bọc bánh gai bên ngoài là vỏ lá chuối ngự khô giúp cho nhân bánh không bị đắng chát. Thưởng thức bánh gai du khách sẽ cảm nhận được sự kết dính giữa các nguyên liệu, mùi thơm lan tỏa từ gao nếp khiến mọi người nhớ mãi không quên.

Bánh gai Tứ Trụ – Đặc sản Thanh Hóa

Bánh gai Tứ  Trụ là đáp án chính xác và trọn vẹn khi trả lời cho câu hỏi bánh gai đặc sản ở đâu. Bên cạnh món nem chua lừng danh thì món bánh gai Tứ Trụ cũng khiến bao con tim phải thổn thức. Cái tên bánh gai Tứ Trụ được lấy chính quê hương  của bánh gai là làng Mía, xã Tứ Trụ. Món bánh thân thuộc trở thành món quà sáng hay là món quà ý nghĩa đang lên Tổ tiên dịp đặc biệt.

Bánh gai Tứ Trụ với phần nhân bánh có thêm thịt nạc và nước mắm
Bánh gai Tứ Trụ với phần nhân bánh có thêm thịt nạc và nước mắm

Bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa có phần bỏ bánh tương tự bánh gai Hải Dương, Nam Định, Thái Bình. Vỏ bánh là sự kết hợp giữa gạo nếp,  lá gai và đường mía ngọt ngào. Nhân bánh nổi bật với việc người dân cho thêm thịt nạc vào trong nhân bánh. Sự xuất hiện của thịt, nước mắm trong nhân bánh giúp miếng bánh trở nên đậm đà, béo ngậy hơn. Bánh gai Tứ Trụ mang đến hương vị hoàn toàn khác so với các địa phương lân cận. Đây chính là nét riêng để tạo nên món bánh gai Thanh Hóa lừng danh.

Cách bảo quản bánh gai lâu mà vẫn ngon

bánh gai đặc sản ở đâu thì đều được làm từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Thành phần bánh gai không có chứa chất bảo quản nên đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Vì thành phần bánh gai không có chất  bảo quản nên bánh chỉ sử dụng được từ 2 – 3 ngày trong điều kiện thường.

Bánh gai để ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh cần hấp lại trước khi sử dụng
Bánh gai để ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh cần hấp lại trước khi sử dụng

Nếu để bánh gai trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 5 ngày. Để bánh gai trong ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản trong 10 ngày. Khi để bánh gai ở ngăn mát hoặc ngăn đá bạn nên hấp lại bánh trước khi đem đi sử dụng. Tuy nhiên để thưởng thức trọn vẹn hương vị bánh gai bạn nên ăn bánh trong vòng 2 ngày tính từ ngày sản xuất. Đối với khách hàng có dự định mua bánh gai về làm quà biếu cần cân nhắc thời gian phù hợp. Bạn có thể đặt bánh gai gần với ngày di chuyển để món bánh vẫn giữ được hương vị tươi ngon, chất lượng.

Bài viết đã mang đến câu trả lời trọn vẹn về món bánh gai đặc sản ở đâu. Chúng tôi tin rằng nét đẹp văn hóa, truyền thống trong từng nguyên liệu tạo nên bánh gai mang đến cho bạn nhiều xúc cảm ý nghĩa. Đừng quên có dịp ghé qua các làng quê hãy chọn chiếc bánh gai nóng hỏi làm món quà biếu, quà tặng người thân yêu nhé.

Hỏi đáp