Đất nước Việt Nam ta trải dài với 63 tỉnh thành phố, mỗi nơi lại mang một màu sắc, một nét độc đáo riêng biệt. Nếu là một tín đồ đam mê du lịch, thích khám phá thì đừng quên tìm hiểu ẩm thực Việt Nam theo vùng miền để có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Mục lục
Đặc trưng ẩm thực Việt Nam theo vùng
Ẩm thực miền Bắc – đậm đà, thân thuộc
Ẩm thực Việt Nam theo vùng phía Bắc luôn gắn liền với sự bình dị, thân thuộc của người dân. Xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước nên các món ăn được làm chủ yếu từ hạt gạo trắng trong kết hợp với cách nêm nếm đậm đà. Sự tinh tế và câu chuyện ẩn chứa trong mỗi món ăn mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Các món ăn miền Bắc với màu sắc bắt cùng cách thưởng thức tinh tế, nhẹ nhàng. Có thể gọi tên món ẩm thực quen thuộc như: cơm niêu bún chả, phở, bánh cuốn Thanh Trì, miến xào cua bể, bánh cốm, ô mai sấu,… Dù món mặn hay ngọt thì chúng đều khẳng định nếp sống văn hóa bình dị, gần gũi của người miền Bắc.
Ẩm thực miền Trung – nhẹ nhàng, tinh tế
Miền Trung là mảnh đất đầy nắng và gió mang đến món ăn có hương vị cay nồng, đầm đà. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền Trung thể hiện sự cầu kỳ, thận trọng khi chế biến. Ẩm thực miền Trung đầy độc đáo bởi sự đan xen của ẩm thực cung đình và đường phố.
Điều đó tạo nên sự hòa trộn chút cầu kỳ, sang trọng, lễ nghi, lại có chút đơn giản, dung dị, nhưng lại đầy tinh tế. Các món ăn nổi tiếng làm nên thương hiệu miền Trung như: cơm hến, cao lầu, bún bò Huế, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh bèo, bánh đập, chả ram. Mỗi món ăn được chế biển tỉ mỉ kết hợp với cách pha chế gia vị đậm đà, độc đáo. Đây là điều mà bất cứ người dân miền Trung có thể tự hào về nền ẩm thực địa phương.
Ẩm thực miền Nam – hòa quyện chua ngọt
Khu vực miền Nam cũng là vựa lúa lớn trên cả nước kết hợp với hoạt động nuôi bắt hải sản phát triển. Do đó ẩm thực Việt Nam theo vùng phía Nam thể hiện đúng đặc trưng và bản chất con người. Các món ăn thể hiện sự dung dị, hào sảng của người dân miền Nam. Sự ưu ái của thiên nhiên và nền văn hóa các dân tộc Khơ Me, Chăm, người Hoa, các quốc gia lân cận,…. mang đến văn hóa ẩm thực đa dạng, thu hút.
Miền Nam với sự thay đổi về thời tiết nên kéo theo sự đổi thay về các món ăn. Mỗi mùa nước nổi người dân lại bắt cá linh, hái bông súng, bông điên điển,… về làm lẩu mắm thơm ngon, tròn vị. Mùa thu hoạch lúa người dân lại tha hồ chế biến món ăn từ cua đồng, cá lóc, rau đắng,… Đặc biệt, ẩm thực miền Nam còn đa dạng với các món ăn đường phố thể hiện được vị ngọt đặc trưng trong từng món ăn.
Bài viết tham khảo:
- Bỏ túi 10 quán ăn ngon ở Trà Vinh nên ghé thăm khi đi du lịch
- Khám phá quán bánh mướt Nghệ An ở Sài Gòn thơm ngon, tròn vị
Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền độc đáo
Lợn cắp nách Lai Châu
Lợn cắp nách ở Lai Châu được xem là một món ăn vô cùng nổi tiếng, không chỉ bởi cái tên gọi độc lạ mà còn bởi hương vị rất riêng của mà món ăn này mang lại. Sở dĩ gọi là “lợn cắp nách” vì khối lượng của một con lợn rất nhỏ, có thể xách tay bỏ vào gùi hoặc thậm chí là kẹp nách để mang đi.
Khi đến Lai Châu bạn hãy thử thưởng thức món ăn này, nó chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Các món ăn được chế biến từ “lợn cắp nách” khá phong phú: hấp, nướng, hun khói, xào hay luộc,…đều mang đến cho thực khách nhiều ấn tượng khó quên. Thịt lợn vừa thơm, mềm, hoàn toàn không ngán, cho có ăn miếng thịt mỡ bạn cũng sẽ thấy nó rất hấp dẫn.
Thịt chua Thanh Sơn – Phú Thọ
Món thịt chua chắc hẳn không còn xa lạ gì với nhiều người, nó khá phổ biến và được bày bán ở khắp nơi. Nhưng để tìm được hương vị chuẩn của món thịt chua thì hãy đến Thanh Sơn, Phú Thọ – nơi đây nổi tiếng với món thịt chua của đồng bào Mường. Thịt chua đại diện cho ẩm thực Việt Nam theo vùng phía Bắc bình dị, thân thuộc.
Thịt chua được làm chủ yếu từ thịt lợn và trộn cùng với thính rang xay mịn. Bên cạnh đó, với những nguyên liệu, gia vị rất riêng, gần như chỉ ở đây mới có, đã tạo nên món thịt chua ngon khó cưỡng. Thịt chua có thể gói cùng với một vài loại rau sống, chấm vào chén nước chấm cay cay, ngọt ngọt thật sự đã làm nên nét khác biệt cho món thịt chua nơi đây.
Đào Sapa – Lào Cai
Sapa thu hút rất nhiều khách du lịch không chỉ bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên mà còn bởi rất nhiều món ăn độc lạ. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền Bắc mang nét riêng biệt tạo nên sức hút độc đáo. Đào Sapa là loại quả được du khách nhắc đến nhiều nhất khi có hành trình khám phá tại đây.
Chẳng phải tự dưng mà người người nô nức đến Sapa vào đầu hạ mà họ bị thu hút bởi những vườn đào chín đỏ, trĩu quả, trông rất thích mắt. Quả đào chỉ nhỏ như chén nước uống trà, giòn thơm và hơi chua một chút, lớp vỏ lông tơ mềm mại, nên đào Sapa mới được gọi với cái tên “đào lông Sapa”.
Nếu có ý định hái đào thì bạn đừng ngại mà không mang theo một chiếc rọ, nếu sử dụng túi nilon để đựng thì khi về, quả đáo sẽ hỏng, dập và không giữ được độ tươi như ban đầu nữa.
Bánh mỳ cay Hải Phòng
Nếu là dân sành ăn thì chắc chắn bạn đã từng thử qua món bánh mỳ cay Hải Phòng- một món ăn được rất nhiều người săn lùng và đã làm nên nét đặc trưng cho thành phố hoa phượng đỏ. Bánh mỳ cay Hải Phòng có thành phần khá đơn giản: pate được phết từ đầu tới cuối chiếc bánh, thêm một chút rau thơm và nếu muốn bạn có thể cho thêm một chút tương ớt để hợp với khẩu vị.
Nghe có vẻ khá bình thường nhưng yếu tố quan trọng làm nên sự đặc biệt cho món bánh mỳ cay này chính là ở pate- pate ở đây được làm rất khác biệt, không giống như những nơi khác, càng làm tăng sức hấp dẫn của món ăn này.
Chè kho Nam Định
Chè kho là thứ chè ăn ngọt, thơm, có dạng khô dẻo, nấu chủ yếu bằng đỗ xanh, được bày trên một chiếc đĩa nhỏ chứ không phải để trong cốc như những loại chè khác. Món chè kho được người dân Nam Định dùng đãi khách vào mỗi dịp lễ tết, hay trong những ngày rằm. Giờ đây chè kho đã trở thành món đặc sản của Nam Định, người dân nơi đây coi món chè kho này như một nét tinh hoa của quê nhà.
Thịt dê Ninh Bình
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng bởi nhiều danh lam thắng cảnh, những dãy núi đá vôi mà còn nổi tiếng bởi món thịt dê hay còn được gọi với cái tên dê núi Ninh Bình. Dê Ninh Bình còn là biểu tượng ẩm thực Việt Nam theo vùng miền Bắc với đa dạng cách chế biến và hương vị hoàn hảo.
Dê ở đây được nuôi chủ yếu ở các miền núi đá vôi Ninh Bình, có điều kiện khí hậu thuận lợi và nguồn thức ăn đảm bảo. Thịt dê săn chắc, ít mỡ và có vị thơm, khi ăn có cảm giác tan trong miệng. Thịt dê có thể chế biến được nhiều món: lẩu dê, dê tái, dê né, dê nướng đá, dê xào,…Là một tín đồ mê ẩm thực thì bạn không thể bỏ qua món ăn độc đáo này khi đến Ninh Bình.
Phở Hà Nội
Không còn là món ăn xa lạ với tất cả mọi người trên đất nước, thậm chí phở Hà Nội đã trở thành món ăn nổi tiếng với nhiều nước trên thế giới. Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam đều dành thời gian để tìm và thưởng thức một bát phở ở Hà Nội. Phở đại diện ẩm thực Việt Nam theo vùng với cách chế biến và thưởng thức đòi hỏi sự tinh tế cao.
Nem chua Thanh Hóa
Nhắc đến Sầm Sơn, nhắc đến bánh răng bừa là người ta sẽ nghĩ ngay đến vùng đất Thanh Hóa, nhắc đến nem chua người ta cũng sẽ nghĩ ngay được cái tên nem chua Thanh Hóa để thấy được sự nổi tiếng và phổ biến của món ăn này.
Nem chua Thanh Hóa nằm trong danh sách món ẩm thực Việt Nam theo vùng vì nó nổi tiếng bởi sự dai giòn của bì lợn, sự đậm đà của thịt sống, cay cay của một vài lát ớt và tỏi, thêm chút gia vị,… Tất cả đã tạo nên món nem chua mang đặc sắc Thanh Hóa. Đến Thanh Hóa bạn nhất định phải thử một lần và hãy mua về làm quà cho người thân.
Rong biển Mỹ Khê – Đà Nẵng
Đặc sản Việt Nam theo từng vùng thì không thể thiếu được rong biển ở Mỹ Khê. Đến Đà Nẵng, ngoài mì quảng, khô bò, khô nai,…thì phải nhớ ngay tới rong biển ở đây. Rong biển Mỹ Khê có dạng thon dài, khi ngâm vào nước lạnh sợi rong biển này sẽ nở ra và có một màu xanh trông rất đẹp mắt.
Rong biển có thể chế biến ra rất nhiều món như: nấu canh, hầm xương, làm gỏi, salad, xào thịt,… và bạn cũng có thể mua nó về làm quà cho người thân. Rong biển xứng đáng đại diện cho ẩm thực Việt Nam theo vùng miền Trung.
Bún sứa Nha Trang
Mới nghe chúng ta sẽ thấy khá mới lạ nhưng món bún sứa ở Nha Trang đã được xếp vào danh sách đặc sản Việt Nam theo từng vùng. Bát bún với rất nhiều miếng sứa trắng, dai giòn kết hợp thêm chả cá và chan cùng nước bát nước dùng ngọt thanh. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của các nguyên liệu và từ đó sẽ cảm nhận được sự đậm đà, đẫm vị của bát bún sứa.
Dâu tây Đà Lạt
Đà Lạt là mảnh đất nổi tiếng với những vườn dâu xanh mướt, tốt tươi và không khí thoáng mát, trong lành. Ở Việt Nam, chỉ có Đà Lạt là nơi trồng được dâu tây với số lượng lớn vì có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, thích hợp để những vườn dâu tây phát triển nhanh. Dễ hiểu khi dâu tây được xem là lại quả tượng trung cho ẩm thực Việt Nam theo vùng miền Trung.
Dâu tây ở Đà Lạt có nhiều loại nhưng chủ yếu là dâu tây đỏ, khi chín sẽ có màu phớt hồng, vỏ mỏng, cùi dày. Nhìn những trái dâu tây mọng nước, có mùi hương thơm mát, dịu nhẹ nhưng lại có sức hút. Du khách đến đây vừa được thưởng thức vị ngon của dâu tây vừa có thể ghé vào mua một vài kí dâu về làm quà tặng gia đình.
Gà quay xôi phồng Bình Dương
Gà quay xôi phồng Bình Dương được xem là ẩm thực Việt Nam theo vùng với hương vị tuyệt vời. Nhiều du khách đến đây đã rất thích thú và háo hức với món gà quay xôi phồng này. Điểm nhấn của món này chính là miếng xôi phồng lên tròn to, ruột rỗng, vàng đều thơm ngon đặt cạnh đĩa thịt gà quay chín thơm, béo ngậy khiến ai cũng không thể cưỡng lại được. Món ăn này có mặt tại rất nhiều quán ở Bình Dương nên không khó để thực khách thưởng thức được nó.
Bánh pía Sóc Trăng
Đã nói đến ẩm thực Việt Nam theo vùng thì không thể thiếu món bánh pía ở Sóc Trăng, hay còn được gọi là bò nướng xẻng – một cái tên rất thú vị. Bánh pía là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đậu xanh, sầu riêng thơm nức mũi và trứng muối tạo nên một hương vị đặc trưng mà không loại bánh nào có được. Thưởng thức vài chiếc bánh cùng với tách trà gừng, buôn đôi ba câu chuyện với bạn bè sẽ khiến chuyến đi của bạn ý nghĩa hơn nhiều.
Bánh khọt Vũng Tàu
Đừng bao giờ quên thưởng thức món bánh khọt khi đặt chân đến mảnh đất Vũng Tàu- một trong những đặc sản Việt Nam theo vùng rất nổi tiếng. Chiếc bánh có hình dáng giống chiếc bánh căn của miền Trung, cũng được làm từ bột gạo, nhân bánh khá đa dạng: tôm, mực, sò điệp, thịt bằm,…và điểm xuyết trên chiếc bánh là một chút hành lá xắt nhỏ. Còn gì tuyệt vời hơn trong một buổi chiều lộng gió nơi xứ biển, vừa ngồi nhâm nhi đĩa bánh khọt nóng hổi vừa ngắm cảnh đẹp của thành phố khi chiều buông xuống.
Dải đất hình chữ S của còn rất nhiều tinh hoa ẩm thực đặc sắc đang chờ chúng ta khám phá. Văn hóa ẩm thực Việt Nam theo vùng chính là sự giao thoa của ẩm thực trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Sự hòa quyện, kết hợp giữa các nền văn hóa mang đến nền ẩm thực phong phú và ấn tượng.