Mỗi một vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng gắn liền với những nét đẹp văn hóa ẩm thực nơi đó. Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với những danh làm thắng cảnh hùng vĩ, hoang sơ và vô cùng bắt mắt. Bên cạnh đó ẩm thực Tây Bắc cũng vô cùng hấp dẫn, trong số đó không thể không nhắc đến món lạp sườn Tây Bắc. Điều gì kiến món ăn này trở nên đặc biệt đến như vậy? Bài viết của đặc sản Việt Nam sẽ giới thiệu cách làm lạp sườn Tây Bắc ngay sau bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên liệu làm món lạp sườn Tây Bắc
Trước khi tìm hiểu cách làm món lạp sườn Tây Bắc, thì chúng ta hãy tìm hiểu điều làm nên sự khác biệt của món lạp sườn Tây Bắc nằm ở phần nguyên liệu. Ngoài những nguyên liệu thông thường thì người dân nơi đây sử dụng các gia vị địa phương mà chỉ cùng Tây Bắc mới có, cụ thể như sau:
- Thịt heo: Chọn thịt nạc vai, thịt có nạc có mỡ của những con heo đen nuôi ở các thôn bản. Không nên chọn thịt quá nạt vì ăn sẽ bị khô, quá mỡ ăn sẽ nhanh ngán.
- Ruột non: Heo để làm lớp vỏ lạp sườn, nên chọn ruột non có sữa trắng và mạch máu hồng vẫn còn.
- Gia vị: Hạt dổi, mắc kén, là loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc với vị cay nồng hơn tiêu, hương thơm ngào ngạt đậm chất núi rừng, khi cho những gia vị này vào lạp sườn thì sẽ cảm nhận vị tê của đầu lưỡi rất đặc trưng.
- Rượu Mai Quế Lộ: Rượu với độ cồn cao, mùi thơm nồng sẽ giúp khử mùi của thịt và ruột non.
- Đường, muối.
Lạp sườn nếu không có đủ các nguyên liệu kể trên thì sẽ không phải là hương vị của lạp sườn Tây Bắc. Lạp sườn theo công thức của đồng bào Tây Bắc phải có độ béo của thịt heo, bùi và vị cay nồng của hạt mắc khén. Khác với vùng xuôi, làm lạp xưởng bằng các gia vị như tiêu, ớt, thì ở Tây Bắc người ta chỉ sử dụng hạt mắc kén. Có thể nói đây chính là mấu chốt làm nên hương vị đặc trưng của món lạp xưởng Tây Bắc.
>>Xem thêm:
- Cách làm lạp sườn Tây Bắc
- Cá kèo kho củ cải trắng
Cách làm món lạp sườn Tây Bắc
Mỗi vùng miền sẽ có cách làm lạp sườn khác nhau, và vùng núi Tây Bắc cũng vậy với đôi tay khéo léo cùng với sự cần cù chịu khó của người dân đã tạo nên món lạp sườn nứt danh nơi đây.
Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế ruột non
Công đoạn này cũng rất quan trọng, nếu sơ chế không kỹ thì lạp sườn thành phẩm sẽ có mùi hôi, ăn không ngon. Trước tiên lột phần mỡ bao bên ngoài ruột để da lạp sườn mỏng và dai hơn. Lộn trái trái mặt ruột đặt ngay cạnh vòi nước để rửa sạch vật thể lạ trong ruột. Sau đó bóp ruột non với chanh và muối rồi rửa sạch bằng nước. Sau đó cho rượu Mai Quế Lộ ngâm trong 5 phút. Sau đó rửa sạch ruột để khử sạch hoàn toàn mùi hôi của ruột và làm sạch bên trong.
Sơ chế thịt heo
Thịt heo rửa sạch với nước muối sau đó để ráo nước. Sau đó đem thịt đi thái nhỏ thành hạt lưu hoặc có thể bỏ thịt vào máy xay cho đỡ cực.
Mắc kén
Mắc ken đem giã nhỏ.
Uớp thịt
Sau khi băm nhỏ thì đem ướp thịt với gia vị mắc kén, một ít rượu Mai Quế Lộ, muối, đường. Chất lượng món lạp sườn còn quyết định ở cách phối trộn, nêm gia vị vừa đủ măn, ngọt vừa phải. Chú ý không nên cho quá nhiều hạt mắc kén vì sẽ làm cho lạp sườn sẽ bị hắc.
Nhồi thịt vào ruột non
Sau đó, nhồi thịt đã ướp gia vị vào ruột non đã làm sạch. Khi nhồi phải nhồi thật chặt tay, để cho miếng lạp sườn tròn đều, căng bóng. Nếu như nhồi lỏng tay thì lạp sườn sẽ bị rời rạc, không căng, mất tính thẩm mỹ. Sau khi nhồi xong lấy dây buộc chia lạp sườn thành những đoạn 20 – 30cm.
Hong khô lạp sườn
Sau khi hoàn thành công đoạn trên, người làm mang lạp sườn đi hong phơi nắng gió ngoài trời trong khoảng 3 – 4 ngày cho héo rồi treo lên gác bếp. Trong lúc treo lạp sườn trên gác bếp phải đảm bảo bếp lúc nào cũng có lửa ấm, hun khói liên tục để lạp sườn ám mùi khói. Để mùi lạp sườn thêm phần thơm ngon thì lúc hun khói nên hun thêm bã vỏ mía.
Hong đến khi vỏ và thịt miếng lạp sườn khô săn lại và ngả sang màu đỏ đậm xen lẫn với những đường vân vàng óng của thịt mỡ là được. Nếu không dùng hết thì cứ treo trên gác bếp, có thể bảo quản lạp sườn được quanh năm.
Thành phẩm lạp sườn Tây Bắc
Khác với những vùng khác lạp sườn có màu nâu sẫm, bề ngoài hơi săn, thì lạp sườn Tây Bắc lại có vỏ ngoài màu đỏ hồng, mềm, căng bóng. Hương vị đặc trưng là dậy vị béo ngậy, mặn đậm đà của muối, vị chua thanh thanh do quá trình lên men tự nhiên, đặc biệt nhất là mùi thơm nồng nàn của rượu Mai Hắc Đế và hạt mắc kén.
Như vậy cách làm làm lạp sườn Tây Bắc có phần cầu kỳ hơn những vùng khác, và chính điều này đã làm nên sự khác biệt của món lạp sườn Tây Bắc cả về hương vị, và màu sắc.
Cách thưởng thức món lạp sườn Tây Bắc
Món lạp sườn trong quá trình hong khói đã chín tự nhiên bằng phương pháp lên men nên có thể ăn trực tiếp mà không cần chế biến. Bạn chỉ cần rửa sạch lớp khói bám ở vỏ lạp sườn là có thể thưởng thức được rồi.
Nếu muốn món ăn trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn thì bạn có thể chiên giòn lên, hoặc nướng, hoặc om với các loại rau, xào hay hấp đều rất ngon. Lạp sườn ăn kèm với tương ớt, muối ớt, ăn không hoặc kèm rau thơm tùy thích của mỗi người.
Lạp sườn Tây Bắc chỉ làm dịp cuối ăm để đãi dịp tết, ngoài ra dịp cuối năm thời tiết lạnh thích hợp làm lạp sườn. Nếu thời tiết quá nóng thì lạp sườn sẽ nhanh bị ôi.
Với cách làm món lạp sườn Tây Bắc như trên chắc hẳn bạn đã hiểu tại sao món này lại nổi tiếng đến vậy rồi chứ. Với hương vị đặc trưng và thơm ngon lạ miệng nên món lạp sườn vùng cao Tây Bắc ít nhiều đã được thương mại hóa do nhu cầu thị trường cao. Vì vậy nếu muốn thưởng thức cũng không còn là điều quá khó. Thưởng thức nó và chia sẻ với đặc sản Việt Nam về hương vị của món lạp sườn Tây Bắc này nhé.