Nếu bạn ra nước ngoài sinh sống, làm việc thời gian dài đừng quên mang theo món ăn đặc sản quê hương. Món ăn quê hương Việt Nam bình dị, thân thuộc giúp bạn vơi đi nỗi nhớ quê hương, gia đình đồng thời lúc nào cũng cảm nhận được người thân ở bên cạnh. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người món ăn đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài thuận tiện nhất.
Mục lục
Trà sen
Trà sen được xem là thứ đặc sản độc đáo, vừa giản dị mà rất thanh tao. Đây được coi là đặc trưng, là đại diện của văn hoá trà Việt Nam. Trà sen – thức uống tao nhã, lịch sự, là linh hồn, là tinh hoa văn hoá Việt Nam.
Trà sen sử dụng hai nguyên liệu chính từ lá búp chè được chọn lọc tinh tế và hoa sen thơm ngào ngạt. Trà được lựa chọn là trà Thái Nguyên, phải chọn những búp trà “một tôm hai lá”. Trà sau khi thu hoạch, dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tạo thành những cánh trà cao cấp. Sen ướp trà là loại sen hồng hai lớp cánh, những bông hoa to, có hương thơm ngọt ngào mà chỉ vùng Quảng Bá, Tây Hồ ở Hà Nội mới có. Dưới bàn tay điêu luyện cùng sự đam mê, tình yêu của người làm trà, với công thức ướp trà bí truyền làm nên những cánh trà đậm ngát hương thơm của hoa sen – quốc hoa của dân tộc.
Trà sen vừa mang lại sự dịu dàng, tinh khiết, vừa thể hiện được sự thanh tao, trang nhã rất riêng của người Việt. Do đó, không ít người lựa chọn trà sen là đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài, như một cách quảng bá văn hóa thưởng trà của người Việt đến bạn bè quốc tế.
Một số gợi ý chọn trà sen:
- Trà sen Tân Cương
- Trà sen Hồ Minh Cường,…
Ô mai
Mặc dù có rất nhiều nơi có ô mai, tuy nhiên ô mai Hà Nội là đặc biệt, ngon và nổi tiếng nhất. Ô mai được coi là tinh hoa ẩm thực Hà thành gắn liền với cuộc sống lao động của người dân. Tất cả hương vị của hoa quả đều được kết tinh trong thứ đặc sản quen thuộc – ô mai.
Người ta chọn lựa những loại quả đặc trưng để làm ô mai như: sấu, mơ, chanh, mận, xí muội. Sau khi lựa những quả tươi nhất, ngon và đẹp mắt nhất, người ta làm sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy. Sau đó, các loại quả sẽ được tẩm ướp các loại gia vị cần thiết để tạo nên hương vị đặc trưng.
Ô mai với hương vị thơm ngon đậm đà là đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài thuận tiện. Trong quá trình tẩm ướp ô mai đòi hỏi sự nhạy bén trong khâu kết hợp nguyên liệu để mang đến món ăn tròn vị. Ô mai dẻo thơm, đặc quánh, mang mùi vị riêng biệt chua cay mặn ngọt của từng loại hoa quả.
Nếu ai từng thưởng thức ô mai, chắc hẳn đều lưu luyến hương vị làm say đắm lòng người này. Đây không chỉ là món ăn vặt thường ngày được chị em phụ nữ yêu thích mà còn trở thành món ngon trong những dịp lễ tết quan trọng. Ô mai mang nét riêng của Việt Nam, ô mai tự hào là một trong những đặc sản được nhiều người lựa chọn mang đi nước ngoài.
Những nhãn hiệu ô mai nổi tiếng có thể kể đến:
- Ô mai Hồng Lam
- Ô mai Hàng Đường
- Ô mai Vạn Lợi
Các loại bánh kẹo vùng miền
Miền Bắc
+ Bánh cáy Thái Bình
Nếu nhắc đến đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài dễ dàng và sử dụng thuận tiện thì không thể thiếu bánh cáy. Món bánh cáy của người dân quê lúa Thái Bình được làm các nguyên liệu và gia vị gần gũi với cuộc sống của người dân. Bánh áy kết hợp từ gạo nếp cái hoa vàng, gấc chín đỏ, vừng, lạc được rang vàng, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp cùng với đường, mứt bí dẻo thơm, thêm cả mạch nha và tinh dầu hoa bưởi.
Bánh cáy có mùi vị độc đáo, vừa có độ giòn, lại vừa dẻo, dai. Chính vì vậy, loại đặc sản này không chỉ được người Việt yêu thích mà cũng rất được lòng người nước ngoài. Nếu như bạn băn khoăn không biết nên chọn loại bánh miền Bắc mang đi nước ngoài thì đây là một sự lựa chọn hợp lý đấy!
Bánh cốm – đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài ý nghĩa
Hà Nội không chỉ nổi tiếng với cốm tươi mà còn món bánh cốm tròn vị. Bánh cốm được làm từ cốm với nhân đậu xanh, dừa nạo, mứt bí hoặc mứt sen trần. Mặc dù nhiều nơi cũng có bánh cốm, song bánh cốm Hà Nội là thơm ngon, nổi tiếng và được ưa chuộng. Không chỉ xuất hiện hàng ngày trong bữa quà sáng của người dân, bánh cốm còn thường xuyên được sử dụng trong lễ cưới hỏi của người Việt. Do đó, việc lựa chọn bánh cốm mang đi nước ngoài thể hiện nét đẹp trong văn hóa của người Việt.
Bánh đậu xanh Hải Dương
Mảnh đất xứ Đông văn hiến nổi tiếng với bánh đậu xanh – loại bánh được làm từ đậu xanh, đường và mỡ động vật. Khi ăn, cảm nhận đầu tiên là vị ngọt của đường, mùi thơm của đậu xanh, vị béo ngậy của mỡ động vật.
Bánh đậu được cắt thành từng miếng vuông nhỏ, gói gọn trong giấy bạc và đóng thành từng hộp vừa đẹp mắt, vừa sang trọng. Điều này khiến bánh đậu xanh là món ăn đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài được nhiều gia đình lựa chọn.
Miền Trung
Bánh khô mè Đà Nẵng
Đây là đặc sản Đà Nẵng mà hầu hết du khách bốn phương trong và ngoài nước đến với thành phố tươi đẹp này đều chọn về làm quà. Bánh khô mè vừa thu hút cái nhìn của người ăn bởi bề ngoài hấp dẫn.
Cái bánh khô mè vừa có mùi thơm của vừng, vừa cho mùi vị ngọt, bùi từ mạch nha. Khi thưởng thức chiếc bánh với cảm nhận giòn tan tạo nên cảm xúc đặc biệt cho mọi người khi thưởng thức. Chính vì lẽ đó, bánh khô mè được mệnh danh là thứ đặc sản “đánh thức cả ngũ quan” của con người. Do vậy, việc chọn bánh khô mè làm đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài cũng rất dễ hiểu.
Mứt rong sụn Phan Rang – đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài
Đây là món bánh kẹo cực kỳ được lòng những tín đồ ăn uống. Món ăn đặc sản này không chỉ giàu dinh dưỡng vì được chế biến từ rong sụn tự nhiên có chứa nhiều vitamin, axit amin, i ốt,… Ngoài ra món rộng sụn nổi bật với vị ngon, giòn, dai và mềm dẻo tan vào đầu lưỡi làm thổn thức vị giác con người. Mứt rong sụn Phan Rang là một trong những đặc sản rất độc lạ mà nhiều người ưa chuộng.
Miền Nam
Kẹo dừa Bến Tre
Kẹo dừa là một trong những đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài nhiều nhất. Có thể nói, kẹo dừa là kết tinh những gì tinh túy nhất của quả dừa. Dừa Bến Tre xưa nay nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả quốc tế bởi nước dừa ngọt thanh, cùi dừa giòn, béo, ngậy. Kẹo dừa được làm từ nước cốt dừa, mạch nha và đường.
Phần cơm dừa trắng, dày, béo được xay nhuyễn, ép lọc lấy nước cốt, trộn cùng mạch nha và các hương vị như sầu riêng, dứa, cacao rồi đưa lên nồi sên. Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người nấu, hỗn hợp sánh lại, cô đặc và được đổ ra khuôn. Kẹo dừa Bến Tre đặc biệt ở chỗ nó dai, dẻo nhưng ăn không bị dính răng, vị ngọt thơm mà không một vùng miền nào có được.
Nước mắm
Một trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt phải kể đến nước mắm. Nếu như ở nước ngoài, người ta thường sử dụng xì dầu thì ở Việt Nam nước mắm được ưa chuộng hơn cả. Nước mắm là phần nước thu lại được sau khi ướp cá, tôm hay xác các động vật nhuyễn thể khác với muối.
Ở Việt Nam, người ta thường dùng cá cơm, cá thu hay cá nục để làm mắm vì loại cá này thơm, ngon đặc trưng. Sau khi đánh bắt, người ta lựa chọn những con cá tươi, béo mập vì như vậy nước mắm thu được có nhiều đạm. Muối được chọn để ướp cá phải có độ kết tinh cao, ít tạp chất. Cá được làm sạch, sơ chế và được trộn với muối theo tỷ lệ 1:3 (1 tấn cá: 3 tấn muối). Sau đó, hỗn hợp được cho vào các thùng gỗ lớn, nén chặt. Tùy vào từng loại cá khác nhau mà thời gian cá phân huy thành mắm trong khoảng từ từ 12 – 15 tháng.
Hiện nay, có nhiều loại mắm được sản xuất công nghiệp, tuy nhiên nước mắm truyền thống vẫn rất được ưa chuộng vì độ tỉ mỉ, không có chất bảo quản. Do vậy, nước mắm cũng trở thành đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài vừa gợi nhớ về bữa ăn quê nhà, vừa làm quà cho bạn bè quốc tế.
Ở Việt Nam, nhiều vùng biển làm nước mắm, tuy nhiên, nước mắm thơm ngon, tinh khiết phải kể đến:
- Nước mắm Phú Quốc
- Nước mắm Cát Hải
- Nước mắm Phan Thiết
Cà phê
Nói đến cà phê, không thể không nhắc đến Việt Nam – vùng chuyên canh cà phê lớn nổi tiếng khu vực và thế giới. Ở Việt Nam, cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên – nơi có địa hình, đất đai, khí hậu thích hợp để loại cay này sinh trưởng. Khi cà phê chín, người ta sẽ tiến hành thu hoạch bằng tay mà không cần đến sự hỗ trợ của máy móc. Chính vì vậy, cà phê thu hoạch được là những trái chín hoàn toàn và có chất lượng đồng đều nhau.
Sở dĩ cà phê được lựa chọn là đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài thuận tiện vì cách đóng gói nhỏ gọn mà còn mang đến hương vị tuyệt vời. Hạt cà phê sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch, ngâm nước để tách vỏ và đem phơi khô. Tiếp theo, người ta sẽ lựa chọn những hạt cà phê có kích thước tương đương nhau để đảm bảo độ đồng đều trong thành phẩm. Cà phê này sẽ được rang đến độ chín nhất định để tạo hương thơm và thuận tiện cho công đoạn tiếp theo.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất để quyết định đến chất lượng cà phê. Cuối cùng, cà phê được xay ra và đóng gói cẩn thận để sử dụng trong thời gian dài. Ngày nay cà phê được chế biến thành nhiều loại kết hợp với nhiều hương vị khác nhau phù hợp với sở thích mỗi người. Tuy nhiên cà phê nguyên chất vẫn là thức uống được nhiều người yêu thích.
Cà phê mang đến sự độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nhiều người nước ngoài đến với nước ta đều trầm trồ trước văn hóa cà phê của người Việt. Họ đem lòng si mê thức uống giản dị mà cầu kỳ này. Vì vậy, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo trả lời cho câu hỏi đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài phù hợp.
Bài viết tham khảo:
- Tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản nào? 10 món ăn làm nên thương hiệu Hưng Yên
- Top 10 món ăn ngon dân dã thể hiện đặc trưng ẩm thực miền Bắc
Hoa quả sấy
Việt Nam là quốc gia nổi tiếng với những loại trái cây nhiệt đới. Khí hậu Việt Nam thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả. Ở mỗi vùng miền lại có những loại trái cây khác nhau. Khi vào mùa, khi không thể bán hay xuất khẩu hoa quả tươi, một phương pháp được sử dụng vừa để bảo quản, vừa để cho ra món ăn mới độc lạ hơn là sấy khô. Hoa quả sấy vừa giữ được nguyên vị trái cây, vừa mang hương vị mới, ăn lạ miệng và không bị ngấy.
Một số loại hoa quả sấy bạn có thể tìm mua để mang sang nước ngoài như: mít sấy, vải sấy, xoài sấy, chuối sấy,… Hoa quả sấy vừa tiện hơn, trọng lượng nhẹ hơn mà vẫn giữ được vị cơ bản của trái cây Việt Nam. Không thể phủ nhận sự mới lạ trong ẩm thực cũng như sự sáng tạo của người Việt. Hương vị trái cây nhiệt đới được chọn lọc cẩn thận phối hợp với gia vị đặc biệt mang đến món ăn tuyệt vời.
Các loại thịt khô
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới cấm mang thịt tươi lên máy bay. Do đó, các loại thịt khô sẽ được ưu tiên hơn trong việc chọn lựa đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài. Tại Việt Nam, thịt treo gác bếp của vùng Tây Bắc, thịt heo khô, bò khô, gà khô được chế biến và đóng gói nhỏ gọn, tiện lợi, dễ dàng cho việc mang sang nước ngoài.
Các loại thịt khô của Việt Nam được chế biến cẩn thận, mùi vị độc lạ, ngon miệng, là thứ đồ nhậu tuyệt vời mà ai ăn qua một lần cũng đều rất mê mệt. Chính vì vậy, tìm mua các loại thịt khô tại các cơ sở uy tín luôn được du học sinh hay Việt Kiều quan tâm. Tuy nhiên, trước khi mang đặc sản thịt khô này sang nước ngoài, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng những danh mục thực phẩm được mang qua đất nước đó.
- Ở Đài Loan, Nhật Bản: cấm tuyệt đối mang thịt heo và những sản phẩm có thành phần thịt heo.
- Ở Úc: cấm động vật sống và tất cả các sản phẩm từ thịt dù là tươi hay khô, bất kể thịt gì cũng bị cấm.
- Mỹ: cấm tất cả các sản phẩm thịt bao gồm cả thị tươi, thịt khô, thịt đã chế biến,… từ những quốc gia có các mầm bệnh gia súc.
Món ăn đặc sản Việt Nam mang đi nước ngoài giúp mọi người vơi bớt nỗi nhớ quê hương, gia đình. Tuy nhiên các món ăn nên lựa chọn theo tiêu chí thuận tiện cho quá trình di chuyển và sử dụng thời gian dài. Hy vọng rằng với các món ăn đặc sản chúng tôi giới thiệu qua bài viết giúp bạn có nhiều lựa chọn phong phú, đa dạng.