Bạc Liêu là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên vùng đất cực Nam của Việt Nam. Ngoài sự nổi tiếng của “Công tử Bạc Liêu”, những câu đờn ca tài tử dân ca cổ “Dạ cổ hoài lang” của các nghệ nhân, Bạc Liêu còn nổi tiếng bởi nhiều đặc sản làm quà. Dưới đây là gợi ý về đặc sản Bạc Liêu làm quà bạn nhất định phải mua khi đặt chân đến Bạc Liêu, hãy cùng đặc sản Việt Nam tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục
Đặc sản mắm Ba Khía Bạc Liêu
Ba khía là anh em với còng biển, thường sống ở những bãi bồi nước lợ, dưới tán cây mắm, cây đước. Mùa ba khía thường có nhiều từ tháng 10, mùa này ba khía chắc thịt lại vừa ngon. Từ lâu ba khía đã là nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người dân Bạc Liêu. Ba khía làm mắm có lẽ là món ngon nhất. Ba khía sau khi bắt về, đem rửa sạch, loại bỏ những phần không cần thiết, xếp vào chum, cho nước muối vào, đậy kín ủ khoảng 5 ngày là thành phẩm có thể dùng được.
Nếu bạn ngại ba khía tươi về làm quà vì sợ di chuyển, hơn sẽ mất đi sự tươi ngon, thì mắm ba khía sẽ là đặc sản Bạc Liêu làm quà thích hợp hơn cả. Món mắm ba khía vừa thơm ngon, vừa đậm đà lại để được lâu này chính là lựa chọn lý tưởng nhất cho chuyến đi đến mảnh đất Bạc Liêu. Mắm ba khía đem trộn với đường cát, tỏi ớt và một ít nước chanh ăn cơm sẽ là món quà ý nghĩa nhất mà bạn đem lại cho người nhận đấy.
>>Xem thêm:
Đặc sản mắm chua Vĩnh Hưng
Đặc sản Bạc Liêu làm quà không thể không nhắc đến mắm chua Vĩnh Hưng. Nó như một món đặc sản không thể thiếu trong túi quà mang về sau chuyến du lịch Bạc Liêu.
Để làm mắm chua, người ta thường chọn những con cá đồng loại nhỏ như cá rô hoặc cá sặc. Mắm chua không làm cá lớn vì thị các sẽ lâu ngấm gia vị và không ngon. Cá sau khi phân loại thì làm ruột, đánh vảy, cắt đầu rửa sạch để cho ráo nước rồi đem đi muối. Ngoài các gia vị muối thông thường như muối, đường, tiêu, tỏi, ớt thì còn một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu là thính gạo rang – tạo độ chua cho mắm. Mắm chua thành phẩm có mùi thơm đặc trưng và vị chua chua của thính vô cùng hấp dẫn.
Người ta thường nói đùa rằng đến Bạc Liêu nhưng không thưởng thức mắm chua Vĩnh Hưng thì coi như chưa đến. Để chuyến đi thực sự trọn vẹn, đừng quên mua đặc sản mắm chua Vĩnh Hưng về làm quà tặng người thân và bạn bè nhé.
Mắm cá Bạc Liêu
Bạc Liêu là vùng sông nước với hệ thống sông ngòi dày đặc với nguồn thủy sản phong phú và sản lượng rất lớn. Vì thế, các loại mắm cá ở Bạc Liêu rất phong phú như: Mắm cá chốt, mắm các trắm, mắm cá lóc, mắm cá rô đồng,…
Mắm cá chốt: Hay còn gọi là cá ngạnh, có thân dẹp, đầu nhỏ hình nón với bốn đôi râu, toàn thân ánh lên màu vàng nghệ. Sau khi đánh bắt về rửa sạch, chặt hai ngạnh to dính ở đầu, bỏ ruột, rửa sạch, phơi nắng cho vừa ráo. Cho cá chốt vào lu, cứ một lớp cá chốt, một lớp muối rang. Sau khoảng 2-3 tháng, khi lớp mắm cốt bên trên chuyển sang màu đỏ là mắm đã chín có thể ăn được rồi.
Mắm cá lóc: Cá lóc là loại có có giá trị cao và được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà. Cũng giống như cách làm mắm cá thông thường, mắm cá lóc với mùi thơm đặc trưng, thịt cá đỏ hồng rất bắt mắt. Tặng một hủ mắm cá lóc cùng với những câu chuyển kèm theo trong chuyến du Bạc Liêu sẽ là một trải nghiệm rất tuyệt vời đấy.
Khô cá Bạc Liêu
Bạc Liêu có nhiều đặc sản nổi tiếng đã trở thành thương hiệu như mật ong rừng, tôm khô, cua thịt, lạp xưởng nhưng từng ấy thứ vẫn không thể khiến người ta quên được món khô cá. Một món ăn rất dân giã, bình dân nhưng ai ai cũng nhớ về nó.
Khô cá lóc
Khô cá lóc xứ Bạc Liêu nổi tiếng thân chắc, thịt ngọt, thơm ngon dẫu phơi khô những hương vị vẫn còn rất tươi mới. Để làm khô cá lóc, người ta thường chọn con cá lóc đồng, to như cổ tay, bụng trắng để làm khô. Cá lóc sau khi phân loại đem đi làm sạch, cạo vảy, để ráo nước rồi mang đi ướp gia vị khoảng 30 phút. Cá lóc đem phơi khô tầm 3 đến 4 ngày là chín. Khô cá lóc thành phẩm có màu vàng nghệ đặc trưng, thơm rất hấp dân. Đến Bạc Liêu, bạn có thể lựa chọn đặc sản khô cá lóc để mua về làm quà tặng người thân và bạn bè. Từ những bữa cơm thân mật cho tới buổi tiệc nhậu lai rai cùng chiến hữu, khô cá lóc Bạc Liêu chắc chắn sẽ khiến bạn và những ai thưởng thức cảm thấy hoàn toàn hài lòng.
Khô cá sặc rằn
Cá sặc rằn là loài các rất quen thuộc và chúng được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: Cá bổi hay còn gọi lái là bối. Thịt khô cá sặc rằn rất đặc trưng ăn mặn vừa phải, dai và mềm. Sở dĩ khô cá dai mềm là do cá tươi làm sạch sẽ sẽ được ướp đá trước khi ướp muối và chỉ phơi một nắng. Khô cá sặc nguyên chất không ướp gia vị nhưng vẫn vô cùng thơm ngon chiếm được tình cảm của thực khách.
Tôm và các sản phẩm từ tôm Bạc Liêu
Cà Mau nói chúng và Bạc Liêu nói riêng là nơi có sản lượng tôm lớn nhất và ngon nhất cả nước. Tôm và các sản phẩm từ tôm ở Bạc Liêu đứng hàng độc nhất trên thị trường. Nếu bạn đang tìm mua đặc sản Bạc Liêu làm quà thì đừng bỏ lỡ những sản phẩm dưới đây nhé.
❌ Địa chỉ Mua Tôm Khô Ngon Ở Hà Nội bạn nên biết? https://tomkho.com.vn/mua-tom-kho-ngon-o-ha-noi/
Mắm tôm keo
Để làm được keo mắm tôm, phần quan trọng nhất là chọn nguyên liệu. Tép bạc và tôm đất còn tươi sống là nguyên liệu ngon nhất để làm mắm tôm. Tôm đem lặt đầu, rút tim tôm và rửa tôm cho sạch để ráo nước. Sau đó đổ tôm vào keo, niêm gia vị và mang ra phơi nắng trên 10 ngày tùy vào thời tiết mưa nắng. Sau khi tôm đã đỏ hồng thì dừng phơi nắng và niêm gia vị, nước dùng lại lần cuối rồi cho vào keo bảo quản. Khâu làm nước dùng cho mắm tôm rất quan trọng, không nên sử dụng nước dùng khi đang phơi nắng mang vào để sử dụng luôn thì sẽ không được ngon, nước sẽ đục, mùi không thơm.
Mắm tôm keo có mùi rất thơm, thịt tôm thì chua chua, ngọt ngọt ăn rất đưa cơm. Mua mắm tôm keo về làm quà sẽ rất ý nghĩa và thiết thực đấy.
Tôm khô
Để làm tôm khô, người ta sử dụng các loại tôm bạc, tôm đất, tôm lóng, tôm thẻ nhỏ, tôm sú nhỏ,… nhưng có lẽ ngon và chất lượng nhất là tôm đất. Tôm tươi đem luộc chín có màu đỏ tự nhiên, đẹp mắt. Để tôm ngon, khi luộc phải giữ lửa phải cháy đều, luộc trong nước sôi từ 4 đến 5 phút, sau đó cho muối vào theo tỷ lệ 20 gam muối trên 1 kg tôm rồi luộc tiếp khoảng 4 phút nữa là vớt tôm đi sấy.
>> Tham khảo thêm về tôm khô: https://tomkho.com.vn/
Tôm ép hai nắng – tôm lụi
Để làm tôm lụi ngon nhất thì người dân ở đây chọn tôm sú và tôm thẻ vì 2 loại này lớn, thịt nhiều, ngon ngọt. Để dễ lột vỏ người ta sẽ ướp nước đá sau đó lột vỏ để loại 30% vỏ phần đuôi. Đem rôm rửa sạch, để ráo rồi ướp gia vị . Sau khi tôm thắm gia vị sẽ mang ra phơi nắng ngoài trời, trong quá trình phơi nắng tôm ép cần phải chuyên cần nữa đấy, phải trở tôm cho đều hai bên . Sau đó mang tôm vô ép ra cho dẹp. Việc ép tôm rất quan trọng nếu không khéo ép, tôm sẽ bể thịt, nhìn không đẹp, mất thẩm mỹ. Tôm lụi thành phẩm có màu trắng đục của thịt tôm, khô ráo, thơm phức.
Chà bông tôm
Tôm sau khi phân loại thì đem rửa sạch và phơi khô ngoài nắng. Phơi đến khi nào tôm khô lại, lớp vỏ bong ra thì đem vào lột bỏ vỏ. Trong lúc lột vỏ, sẽ lột sạch luôn chỉ tôm, mục đích của công đoạn này để thành phẩm tôm khô chà bông trắng đẹp .Sau khi tôm đã được làm sạch thì đem vào trong lò xay tôm chuyên dụng. Để chà bông mịn và ngon, mỗi lần xay khoảng 200g trong vòng 20 phút. Như vậy, để có được 1kg tôm chà bông thì phải mất gần 1h. Chà tôm bông là một đặc sản được làm công phu, mua đặc sản Bạc Liêu này làm quà thì còn gì bằng.
Lạp xưởng tôm
Có lẽ lạp xưởng heo, lạp xưởng gà, lạp xưởng bò, đều đã quá quen thuộc với du khách. Nhưng khi đến Bạc Liêu, du khách sẽ được thưởng thức món đặc sản lạp xưởng tôm, một sản phẩm rất riêng ở đây.
Tôm tươi đem lột vỏ, lấy chỉ lưng và làm sạch sau đó say nhuyễn. Vì tôm là thực phẩm tươi nếu để lâu sẽ bị ươn, nên các nguyên liệu như ruột heo, gia vị đều phải bị bị từ trước. Sau khi tôm xay nhuyễn sẽ tiến hành trộn gia vị và nhồi vào ruột non ngay. Lạp xưởng sau khi làm song có thể đem đi hun khói, treo, hoặc dùng tươi tùy ý. Lạp xưởng tôm thành phẩm có màu hồng đẹp mắt, dậy mùi thơm và chứa vị ngọt thịt của con tôm rất đặc trưng.
Đặc sản thịt trâu khô Bạc Liêu
Đặc sản khô trâu Bạc Liêu là một món mới xuất hiện trong những năm gần đây. Giờ đây bạn không cần phải lên các vùng núi Tây Bắc để ăn thịt trâu hun khói, ngay trên vùng đất Bạc Liêu cũng có thể ăn được thịt trâu. Thịt trâu khô ở Bạc Liêu chất lượng hơn hẳn các tỉnh thành khác, do kinh nghiệm chế biến và nguồn thịt có sẵn tươi ngon. Cách làm thịt trâu khô như sau: Chọn cho được thịt đùi trâu, rồi thái bỏ hết gân, sau đó đem thái thành lát to nguyên vẹn. Sau đó là ướp gia vị vào gồm xả bằm, muối, tỏi, ớt,… ướp khoảng nửa ngày. Thịt trâu ướp xong đem phơi nắng hoặc sấy trong lò. Bình quân cứ 3 kg thịt tươi có thể làm được 1 kg khô.
Nếu đạng đang du lịch Bạc Liêu, mà chưa biết mua đặc sản Bạc Liêu làm quà loại nào thì đừng bỏ qua món đặc sản thịt trâu khô nổi tiếng này nhé.
Đặc sản đuông chà là Bạc Liêu.
Đuông chà là là một loại ấu trùng, sinh trưởng trong thân của những cây chà là, ăn phần củ hủ non để phát triển. Vì vậy thịt của đuông chà là rất béo và thơm ngon. Mùa đuông chà là thường rơi vào độ từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch, lúc này là mùa mưa nên những cây chà là bắt đầu sinh trưởng và phát triển mạnh, đọt non nhú lên rất nhiều.
Để bắt được con đuông chà là, người dân Bạc Liêu phải vào sâu vào những khu rừng mặn tìm chỗ có cây chà là. Khi bắt đuông chà là rừng, người ta không bổ bắp chà là ra để bắt đuông ngay mà chặt nguyên bắp chà là đem về. Chỉ khi nào có khách mua hoặc chế biến thì mới bổ ra để bắt. Vì vậy nếu bạn mua đuông chà là về làm quà tặng chiến hữu thì không sợ bị chết và có thể mang đuông chà là đi xa.
Người ta có thể chế biến đuông chà là thành nhiều món ăn hấp dẫn như đuông luộc nước dừa, cháo đuông, đuông chiên bơ tỏi, đuông nướng lửa than, đuông chà là lăn bột chiên bơ…Vị beo béo của sữa đuông hòa cùng hương vị của gia vị sẽ là món quà ý nghĩa và thiết thực nhất cho anh em chiến hữu sau chuyến du lịch Bạc Liêu đấy.
Xá bấu – Củ Cải Muối Bạc Liêu
Xá bấu hay củ cải muối là món ăn đặc sản có từ lâu đời của vùng đất Bạc Liêu. Sở dĩ nó có cái tên lạ lẫm như vậy món này có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo thời gian dần dần trở thành món ăn quen thuộc của người dân Bạc Liêu.
Để làm món xá bấu, củ cải trắng rửa sạch ướp muối rồi mang đi phơi nắng cho teo dần lại, sau đó bỏ vào lọ cho thêm đường, mắm, ớt, tỏi cho thêm chút rượu, riềng khoảng 2 tuần là dùng được. Người Bạc Liêu hay ăn xá bấu với cháo trắng, vị mặn ngọt, giòn giòn pha một chút cay nồng kết hợp sự thanh đạm từ bát cháo trắng sẽ đem lại cho người thưởng thức một hương vị rất riêng.
Bồn bồn – thủy hương Bạc Liêu
Bồn bồn là loại cây thuộc họ sậy, sống ở những vùng đất ngập nước nhiễm phèn, từ lâu đã trở thành một trong những món ăn nổi tiếng của Bạc Liêu được nhiều người tìm mua để làm quà tặng người thân. Bồn bồn ngon nhất vào mùa nước lên từ tháng 6 đến tháng 11.
Bồn bồn sau khi thu hái về, người ta lấy cọng bồn bồn non rửa sạch rồi ngâm với hỗn hợp nước vo gạo trong hòa cùng muối trắng và đường theo tỉ lệ nhất định. Khoảng 2 tuần sau khi ngâm là có thể ăn được. Dưa bồn bồn khi ăn rất giòn có vị chua thanh nhưng vẫn giữ được hậu ngọt đặc trưng của bồn bồn tươi. Nếu người thân của bạn quá ngán các món rau muống, rau cải… thường ngày thì bồn bồn – đặc sản Bạc Liêu làm quà là món quà ý nghĩa và thiết thực nhất.
Nhãn da bò Bạc Liêu
Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng thương hiệu trái nhãn da bò, nó đã có mặt và gắn liền với đời sống người dân từ hàng trăm năm qua. Nếu bạn đi du lịch Bạc Liêu vào tầm độ từ tháng 5 đến tháng 10 bạn sẽ có cơ hội thưởng thức đặc sản thơm ngon này. Sở dĩ nhãn da bò nổi tiếng vì vị ngọt thanh không quá gắt, vỏ mỏng dày cơm. Đối với những cây nhãn da bò càng lâu năm thì trái càng nhiều và hương vị càng thơm ngon.
Rượu Long Nhãn cũng là sản phẩm gắn liền với vùng trồng nhãn nơi đây. Thành phần rượu long nhãn bao gồm: Long nhãn làm từ nhãn da bò, rượu nếp thượng hạng, hạt kỷ tử, bạch truật, đương quy, đậu đen… vì vậy rượu long nhãn Bạc Liêu còn có tác dụng tốt với sức khỏe về vấn đề lưu thông khí huyết cũng như xương khớp, mất ngủ. Người dân nơi đây thường dùng bị rượu long nhãn để sử dụng và thiết đãi khách quý. Vì thế nếu có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Bạc Liêu này, bạn đừng quên xách thêm vài ký nhãn da bò và chai rượu long nhãn làm quà tặng người thân nhé.
Bánh Tráng chuối, bánh phồng sữa Bạc Liêu
Bánh tráng chuối Bạc Liêu, được làm gạo, dừa, đường và trái chuối xiêm chín của miền sông nước miền Tây. Bánh tráng chuối ngon nhất khi nướng trên than hoa, khi nướng phải trở đều tay, chỉ cần một chút là có ngay mẻ bánh nướng chuối thơm khắp nhà. Còn gì bằng việc vừa tán gẫu cùng bạn bè, vừa nhâm nhi vài chiếc bánh tráng chuối nướng, nhấp thêm vài ngụm vào dịp cuối tuần chứ.
Bánh phồng sữa là cùng một trong những đặc sản bình dân, là món ăn chơi rất nổi tiếng của Bạc Liêu. Nguyên liệu để làm bánh phồng là bột nếp, nước cốt dừa, cũng phối trộn, cán bánh rồi phơi nắng nhưng bất kỳ ai đã từng thử miếng bánh phồng sữa Bạc Liêu đều không thể nào quên được hương vị thức quà này. Với hương thơm của bột nếp, béo ngậy của nước cốt dừa, vị ngọt của đường cát sẽ khiến bạn nhớ mãi không thôi. Bánh tráng chuối, bánh phồng sữa là một trong những lựa chọn tuyệt vời khi bạn đang tìm mua đặc sản Bạc Liêu làm quà đấy.
Những đặc sản Bạc Liêu làm quà mà đặc sản Việt Nam gợi ý trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn có được chuyến du lịch Bạc Liêu trọn vẹn nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, quý du khách sẽ tìm mua được những đặc sản làm quà ở Bình Liêu ý nghĩa nhất biếu tặng cho bạn bè, người thân của mình.
>>Xem thêm: Sản vật ngày Tết: Thương hiệu tôm khô Rạch Gốc