Thanh Trì có bánh cuốn ngon,
Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng,
Thanh Trì cảnh đẹp, người đông,
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
Không biết từ bao giờ món bánh cuốn ở làng Thanh Trì, Hà Nội đã trở nên nổi tiếng trong thơ ca và cả đời thực cuộc sống. Ai đặt chân đến Hà Nội cũng đều muốn thưởng thức món bánh cuốn Thanh Trì Nổi tiếng này. Vậy cách làm bánh cuốn Thanh Trì có gì đặc biệt mà ai ai cũng muốn thử một lần. Đặc sản Việt Nam sẽ chia sẻ cho các bạn cách làm bánh cuốn Thanh Trì ngay sau bài viết dưới đây.
Mục lục
Bánh cuốn Thanh Trì có gì đặc biệt?
Trước khi đi tìm hiểu cách làm bánh cuốn Thanh Trì, chúng ta hãy cùng điểm qua lịch sử hình thành loại bánh này ở Thanh Trì nhé. Làng cổ Thanh Trì nằm dọc đê con sông Hồng ở phía Nam Hà Nội, quanh năm xanh mát yên bình làng quê. Bánh cuốn Thanh Trì đã là món ăn tạo nên thương hiệu ở làng quê cổ này.
Làng Thanh Trì là vùng trũng, nhiều ao hồ một phần ba người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng rau muống, còn hai phần ba còn lại sống bằng nghề làm bánh cuốn cổ truyền. Người dân địa phương truyền miệng rằng nghề làm bánh cuốn Thanh Trì có từ thời vua Hùng thứ 18, Hoàng tử An Quốc đã dạy dân làm bánh cuốn để cải thiện cuộc sống và được lưu truyền đến ngày nay. Bánh cuốn Thanh trì thật ra rất đơn giản, làm từ gạo xay mịn, hấp chín bằng hơi nước thành từng lá bánh mỏng thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm, cuốn với nhân thịt heo thế là xong. Ấy thế mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi, từng miếng bánh mềm, mịn, kết hợp với nước chấm đậm đà ăn rất tròn vị.
Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn cổ truyền, hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch, dân làng Thanh Trì lại mở hội thi tráng bánh cuốn giữa các thôn trong làng rất vui và mang nhiều ý nghĩa nhân văn.
Sở dĩ món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng đến như vậy bởi vì cách chế biến rất công phu, tỉ mỉ, đòi hỏi phải có kinh nghiệm lâu năm và bàn tay khéo léo mới làm ra được những mẻ bánh mỏng như giấy. Hãy cùng đặc sản Việt Nam khám phá xem cách làm bánh cuốn Thanh Trì có gì đặc biệt nhé.
>>Xem thêm:
Cách làm bánh cuốn Thanh Trì
Trải qua hàng trăm năm, cách làm bánh cuốn Thanh Trì cũng ngày càng được cơ giới hóa, sử dụng các loại máy móc và thiết bị hỗ trợ thay thế cho hình thức thủ công. Tuy nhiên, kết cấu bánh cuốn vẫn không thay đổi gồm có lớp vỏ bằng bột gạo và nhân bánh. Trong hội thi làm bánh cuốn giữa các thôn, xóm thì vẫn phải thực hiện như phương thức cổ truyền. Cách làm cổ truyền đó là gì, hãy cùng đặc sản Việt Nam tìm hiểu nhé.
Cách làm lớp vỏ bánh cuốn Thanh trì
Nguyên liệu gồm có:
- Gạo tẻ khô loại ngon: 250g
- Bột năng: 50g
- Nước: 1 lít
Bước 1: Ngâm gạo
Gạo làm bánh cuốn Thanh Trì phải là loại gạo ngon, vì có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát, còn gạo khô kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Sau khi chọn được gạo ngon thì ngâm trong nước ấm trong vòng 3 – 4 h. Mục đích của việc ngâm gạo là loại bỏ bớt axit phytic (một chất ngăn cản quá trình hấp thu khoáng chất), bên cạnh đó giúp gạo mềm, dễ mịn hơn khi xay.
Bước 2: Xay gạo
Lớp vỏ bánh cuốn Thanh Trì được làm từ bột gạo, xay từ đối đá xanh Thanh Hóa – một loại công cụ đùng để xay bột gạo, hay các loại hạt từ xưa. Gạo bỏ vào cối đá xay bằng tay, do áp lực và sức nặng của 2 phiến đá đè lên nhau, những hạt gạo sẽ vẽ vụn ra thành bột. Cứ mỗi lần xay chúng ta sẽ cho thêm vào một chén nước cho đến khi hết gạo.
Bánh cuốn ngon là khi lớp bánh bên ngoài mềm, thật mịn và có liên kết bánh đẹp mắt, vì vậy sau khi xay một lần gạo nát ra thì xay tiếp 2 lần nữa. Đảo bảo thu được bột gạo mịn nhất.
Bước 3: Pha bột bánh
Bước này cũng rất quan trọng, nếu bột quá loãng thì khi hấp bánh sẽ bị rời, dễ đứt gãy, không có liên kết. Nếu bột quá đặc thì bánh sẽ bị co lại, và quan trọng là rất hao nguyên liệu.
Bột bánh vừa là bột có độ loãng vừa phải, tùy theo lượng nước bạn cho khi xay bột và các nguyên liệu bột năng (giúp bánh dai và dẻo hơn) mà cho thêm nước ấm và một xíu muối (giúp đằm vị) thích hợp. Bước pha bột này được cho là khó nhất, quyết định đến sự thành công của món bánh cuốn Thanh Trì.
Bước 4: Tráng bánh
Dụng cụ để tráng bánh cũng rất đặc biệt. Lò tráng bánh đúng kiểu cổ truyền bao gồm một nồi nước nóng, được giữ cố định bằng lò đất, phía trên miệng nồi sẽ có một miếng vải mỏng và mịn cố định trên mặt nồi. Gạo được múc thành từng thìa chan đều trên bề mặt của miếng vải, đậy nắp lại, với sức nóng của hơi nước bánh cuốn sẽ chín rất nhanh.
Đê có một miếng bánh cuốn ngon, nghệ nhân tráng bánh phải biết cách tán bột nhanh và đều tay, đảm bảo miếng bánh cuốn khi chín phải thật mỏng, bánh càng mỏng càng ngon. Khi mở nắp thấy mặt bánh phồng lên là đã chín. Dùng thanh tre nhẹ nhàng lấy bánh ra – nguyên một tờ gạo mong manh để vào vỉ buồm. Phải để bánh trên vỉ buồm vì nó được làm từ cói có tác dụng chống dính, hút nước mà không bị dính.
Cách làm nhân bánh cuốn Thanh trì
Nguyên liệu gồm có:
- Nấm mộc nhĩ làm sạch thái nhỏ
- Thịt heo vai xay nhỏ
- Hành tây
- Gia vị: Hành, ớt, tỏi, nước mắm,…
Cho hỗn hợp thịt heo và nấm mộc nhĩ vào bát thêm gia vị và ướp trong 20 phút. Sau đó, cho chảo lên bếp, khử dầu sau đó xào hỗn hợp nấm mộc nhĩ, thịt heo, hành tây nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Cuộn nhân bánh với vỏ bánh bột gạo
Bánh bột gạo trải ra trên vỉ buồm, xúc một thìa nhân bánh cho vào giữa rồi cuộn lại giống hệt như thao tác cuốn nem thông thường. Sau đó quét một lớp mỡ hành lên tạo độ bóng mượt cho bánh, và xếp chồng lên đĩa giống như xếp nem.
Cách làm nước chấm bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì ngon một phần là nhờ bí quyết làm nước chấm, các nghệ nhân khéo pha các loại muối, ớt và chút cà cuống (vốn rất nhiều ở đồng làng xưa) hợp với khẩu vị của người ăn.
Cách pha nước mắm bánh cuốn Thanh Trì như sau: Cho 100g nước ấm + 30 g nước mắm ngon + 30 g đường + tỏi ớt băm nhỏ + tiêu. Hòa các nguyên liệu lại với nhau tạo thành nước nắm cân bằng giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường rất dịu vị hài hòa.
Cách thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì
Cách làm bánh cuốn Thanh Trì muốn ngon thì phải làm theo lối thủ công, dù có hơi cực hơn một xíu nhưng chất lượng bánh khác hẳn. Bánh cuốn Thanh Trì được xếp lên đĩa, rắc thêm tí hành phi dọn kèm với nước chấm. Mỗi đĩa bánh cuốn có mười cuốn, cùng với nhân thịt heo và mộc nhĩ thơm, phức béo ngậy một đĩa là đủ bữa điểm tâm thanh.
Màu sắc của đĩa bánh cuốn Thanh Trì rất hấp dẫn, màu trắng của bột gạo, bóng mượt của mỡ hành, màu đen của mộc nhĩ điểm xuyến lên mỗi cuốn bánh khiến ta nhìn thôi cũng đủ thèm. Trước đây, người Hà Nội thường ăn bánh cuốn Thanh Trì với đậu làng Mơ rán giòn. Tuy nhiên, qua nhiều lần cải biên, giờ đây bánh cuốn thường được ăn với giò chả của vùng Ước Lễ – Hà Tây. Chả quế Ước Lễ thơm hương vị quế rừng, giò lụa thoáng hương chuối quê đồng nội ăn kèm với cuốn bánh cuốn mềm mịn, beo béo và rau thơm thì ngon hết xẩy.
Ngày nay, món bánh cuốn Thanh Trì đã được lan truyền đi khắp các vùng miền, qua mỗi vùng sẽ được cải biên để phù hợp với khẩu vị từng vùng. Tuy nhiên bánh cuốn là từ cách làm bánh cuốn Thanh Trì truyền thống vẫn là được thực khách yêu thích nhất. Mỗi miếng bánh cuốn Thanh Trì khi thưởng thức làm gợi nhớ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, miếng bánh mềm mịn, béo ngậy, bóng mượt đơn giản mà mang cả tinh hoa của đất trời.